Theo Guardian, Tiến sĩ Elizabeth Didcock, trợ lý giám định y khoa của Nottinghamshire, cho biết Rublite đáng lẽ phải được một bác sĩ cao cấp đánh giá và chụp não ngay khi vào bệnh viện. Khi kiểm tra cho Rublite vào lúc 2h sáng - lúc này đang đau dữ dội, y tá cần báo cho bác sĩ biết.
“Rublite có các triệu chứng xuất huyết não dai dẳng và ngày càng tăng mà không được phát hiện”, Tiến sĩ Didcock chỉ ra. Ông cho biết Khoa Cấp cứu của Trung tâm Y tế Queen's quá bận rộn vào đêm hôm đó: “Có 76 bệnh nhân đang chờ được khám trong khi số nhân viên y tế bị thu giảm”.
Theo vị tiến sĩ trên, Rublite bị chảy máu não nghiêm trọng lần thứ hai ngay trước khi gục trên ghế. Đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô.
Người chị song sinh của cô tên là Inese Briede bức xúc: "Không ai làm gì cho chị ấy. Khi họ phát hiện ra thì đã quá muộn. Tôi không thể tin rằng họ đã xóa Rublite khỏi danh sách chờ khi chị ấy không trả lời. Có ai đi tìm chị ấy không? Có ai kiểm tra camera giám sát để xem chị ấy đã rời đi chưa?".
Theo đánh giá của cuộc điều tra ngày 24/7, Rublite có thể bị bỏ sót vì nhân viên y tế đã quen với tình trạng người vô gia cư ngủ ở khu vực chờ.
Tiến sĩ John Walsh, Phó giám đốc y khoa tại Bệnh viện Đại học Nottingham, giải thích: “Những buổi tối cuối tuần có thể có một số người ngủ với áo khoác và chăn đắp trên người. Tôi đoán rằng nhân viên đi ngang qua không biết rằng bên dưới lớp chăn, áo đó là một phụ nữ đang nguy kịch”.
Ông Walsh cho biết không có quy trình chuẩn rõ ràng với bệnh nhân không phản ứng khi được gọi tên nhưng bệnh viện đang thực hiện một số thay đổi để ngăn ngừa sự cố tương tự.
Giờ đây, trong vòng 30 phút, nhân viên phải báo cáo các trường hợp tới khám không phản ứng khi được gọi tên. Những người đang ngủ ở phòng chờ sẽ bị làm phiền để kiểm tra sức khỏe. Số lượng bác sĩ được phân bổ cho khu vực cấp cứu được tăng lên, bệnh viện cũng bổ sung hệ thống loa phóng thanh.
Tốt cho mắt
Thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể là những bệnh suy giảm thị lực phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân chính gây mù lòa.
Chế độ ăn uống chứa chất chống oxy hóa, đặc biệt là zeaxanthin và lutein, có thể tăng cường sức khỏe của mắt. Lutein và zeaxanthin chiếm khoảng 70% tổng hàm lượng carotenoid có trong ngô. Chỉ số trên thấp hơn ở ngô trắng.
Mức độ cao của các carotenoid này trong máu của bạn có liên quan chặt chẽ đến giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Một nghiên cứu ở 356 người trung niên và người cao tuổi cho thấy nguy cơ thoái hóa điểm vàng giảm 43% ở những người tiêu thụ nhiều carotenoid, đặc biệt là lutein và zeaxanthin, so với những người tiêu thụ thấp nhất.
Thời điểm không nên ăn ngô
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về tác động của việc ăn một số loại thực phẩm, như ngô, vào ban đêm. Một số người nhận thấy ăn ngô trước khi đi ngủ có thể gây khó tiêu, ngủ kém hoặc ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân. Có thể ngô là loại rau tinh bột, giống như khoai tây, chứa nhiều carb hơn các loại rau thông thường. Ngô cũng chứa một lượng lớn cellulose, một phần chất xơ không hòa tan, mà các enzym không thể phân hủy.
Ai không nên ăn ngô?
Hầu hết mọi người có thể ăn ngô mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tránh ăn ngô. Theo Healthline, những người mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng vì carb trong ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu ở 115 người trưởng thành mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 cho thấy áp dụng chế độ ăn chỉ có 14% lượng calo đến từ carb sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn và giảm nhu cầu dùng thuốc so với nhận 53% lượng calo hàng ngày từ carb.
Ngoài ra, những người đang cố gắng giảm cân nên hạn chế ăn tinh bột như ngô. Nghiên cứu kéo dài 24 năm của Đại học Harvard (Mỹ) với hơn 130.000 người trưởng thành cho thấy ăn ngô liên tục trong 4 năm có thể làm tăng gần 1kg. Khoai tây, đậu Hà Lan và các loại rau giàu tinh bột khác không góp phần làm tăng cân nhiều.
Nhóm duy nhất cần tránh ngô tuyệt đối là những người bị dị ứng ngô. Tình trạng này không phổ biến nhưng có thể xảy ra với các triệu chứng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.
Rối loạn hoảng sợ là gì?
Rối loạn hoảng sợ là chứng rối loạn lo âu khiến người bệnh thường xuyên có những cơn sợ hãi hoặc hoãng loạn đột ngột.
Mọi người đều trải qua cảm giác lo lắng vào những thời điểm nhất định. Đó là một phản ứng tự nhiên đối với các tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm.
Nhưng người bị rối loạn hoảng sợ có cảm giác căng thẳng và hoảng sợ thường xuyên và bất cứ lúc nào, thường không có lý do rõ ràng.
Triệu chứng
Lo lắng
Lo lắng là một cảm giác không thoải mái, có thể từ nhẹ đến trầm trọng. Hoảng sợ là dạng lo lắng nghiêm trọng nhất.
Bạn có thể bắt đầu tránh một số tình huống nhất định vì lo sẽ kích hoạt một nỗi sợ khác. Điều này có thể tạo ra một chu kỳ sống “trong lòng sợ hãi”.
Hoảng loạn
Trong cơn hoảng loạn, bạn có một loạt các triệu chứng tinh thần và thể chất, có thể đến rất nhanh và không có lý do rõ ràng.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), một cơn hoảng loạn có thể rất đáng sợ và căng thẳng với các triệu chứng như tim đập nhanh, chóng mặt, đổ mồ hôi, buồn nôn, tức ngực, khó thở, run rẩy, ớn lạnh, nghẹt thở, khô miệng, ù tai, bụng sôi, cảm giác sắp chết…
Hầu hết các cơn hoảng loạn kéo dài từ 5 đến 20 phút, một số trường hợp kéo dài 1 tiếng. Số lượng phụ thuộc vào tình trạng của bạn nghiêm trọng như thế nào. Một số người bị hoảng loạn một hoặc hai lần một tháng, trong khi những người khác bị vài lần một tuần.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng hầu hết những triệu chứng trên cũng có khả năng cảnh báo các tình trạng khác. Ví dụ, nhịp tim đập nhanh do huyết áp rất thấp.
Khi nào cần trợ giúp?
Hãy gặp bác sĩ đa khoa nếu bạn đang có các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ. Họ sẽ yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng, tần suất và thời gian mắc.
Họ cũng có thể tiến hành khám sức khỏe để loại trừ các vấn đề khác gây ra triệu chứng đó.
Đôi khi có thể khó nói về cảm xúc, cuộc sống cá nhân của bạn, nhưng hãy cố gắng đừng cảm thấy lo lắng hoặc xấu hổ.
Bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hoảng sợ nếu xuất hiện các cơn hoảng sợ thường xuyên và bất ngờ, kèm theo một tháng liên tục lo lắng.
Cách điều trị
Điều trị nhằm mục đích giảm số lượng các cơn hoảng sợ mà bạn gặp phải và giảm bớt các triệu chứng.
Bạn có thể đến một dịch vụ trị liệu tâm lý. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về cách phản ứng khi có cơn hoảng sợ. Họ hướng dẫn bạn cách thay đổi hành vi để giữ bình tĩnh. Gặp bác sĩ thường xuyên giúp họ đánh giá sự tiến bộ của bạn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc gồm thuốc chống trầm cảm cho người mắc hội chứng rối loạn hoảng sợ.